trinhconghoa88 Profile Banner
Trịnh Công Hoà Profile
Trịnh Công Hoà

@trinhconghoa88

Followers
706
Following
1K
Statuses
2K

Thích tích lũy tài sản và dòng tiền thụ động | Chăm chỉ học hỏi để nâng cao giá trị bản thân | Chia sẻ để học hỏi nhiều hơn

Công cụ tài chính thường dùng
Joined May 2019
Don't wanna be here? Send us removal request.
@trinhconghoa88
Trịnh Công Hoà
1 year
Con đường dẫn mình đến độc lập tài chính thì buộc phải có một yếu tố quan trọng nhất đó chính là Thu Nhập Thụ Động. Có 2 loại tài sản mà mình đã gây dựng để làm được điều đó. Hôm nay mình xin được chia sẻ lại với các bạn trên 𝕏 Trước kia mong ước đơn giản của mình là có một khoản thu nhập thụ động đều đều khoảng 20 triệu hàng tháng để mình có thể đảm bảo nhu cầu cơ bản của cuộc sống hàng ngày. Mình được chủ động hơn trong việc lựa chọn công việc, chủ động hơn trong việc lựa chọn thời gian sống và làm việc. Tuy nhiên để tập trung vào xây dựng nó thì không phải mấy ai quyết tâm để thực hiện. Bởi nó cần một yếu tố rất quan trọng đó chính là sự Kiên Trì. Và có rất nhiều người đã bỏ cuộc với mục tiêu này hoặc lại vội vàng hơn để rồi vấp ngã và lại vất vả giữa vòng xoáy cuộc sống cơm áo gạo tiền mỗi ngày. Vì vậy mà mình xin chia sẻ kinh nghiệm của chính bản thân mình trong quá trình dài thực hiện mục tiêu này với mọi người. Có 2 cách mà mình thường làm để gây dựng nguồn thu nhập thụ động cho mình để trở nên độc lập về tài chính. Cách 1: Tích lũy tài sản vào các tài sản tài chính. Mình thực hiện đầu tiên đó là đi làm thuê rồi mình trích bớt một phần tiền mỗi tháng để mua các tài sản để tạo thu nhập thụ động. Ví dụ như mình có thể mua 10 trái phiếu tối thiểu khoảng 1 triệu đồng hoặc mình có thể mua 10 ngàn đồng quỹ trái phiếu hoặc mình cũng có thể mua 1 triệu đến 3 triệu một cổ phiếu tích lũy trả cổ tức đều đặn bằng tiền mặt/cổ phiếu. Để có được 20 triệu 1 tháng tức là khoảng 240 triệu một năm thông qua đầu tư tích lũy tài sản thì mình cần phải tích lũy khoảng 6 tỷ đồng thì mới có thể bước đầu tự do được. Mà với thu nhập của mình như hiện tại mỗi tháng chỉ bỏ ra được từ 5- 10 triệu thì phải mất tới 25 -30 năm may ra tích lũy tạo ra được số tiền 6 tỷ này. Cách này mình thấy cũng hơi lâu thật đó bởi lương mình làm thuê thì không tăng nhiều nên để tăng tích lũy thì buộc mình phải giảm chi tiêu xuống, mà đây cũng chính là thử thách khó khăn nhất với mình khi thực hiện nghiêm túc việc quản trị tài chính cá nhân. Nhìn vào khoảng thời gian gần như tích lũy hết cả đời người như vậy đôi khi mình cũng cảm thấy nản. Có đôi lúc mình cũng cảm thấy mất kiên nhẫn thực sự khi mình nhìn vào bạn bè, hàng xóm họ thay đổi về cuộc sống vất chất tốt hơn nhiều trong khi mình vẫn cứ dậm chân hay đi chậm chạp như vậy. Có đôi lúc con cái muốn học trường tốt hơn, vợ cũng mong muốn những nhu cầu cuộc sống cao hơn mà mình cũng cảm thấy bế tắc. Nhiều khi bối rối và lung lay thực sự khi tiếp tục con đường này như thế nào. Chính trong cái khó khăn đó là cũng thôi thúc bản thân mình phải suy nghĩ đến những cái khó khăn hơn đó chính là phải trả lời cho bằng được câu hỏi: LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ THỂ TẠO RA THU NHẬP THỤ ĐỘNG CAO NHẤT MÀ DÙNG ÍT TIỀN NHẤT CÓ THỂ ? và chính câu hỏi này nó dẫn mình tới một cách tiếp cận thứ 2 dưới đây. Cách 2: Tạo ra thu nhập thụ động từ các tài sản online. Vẫn là tư duy tích lũy tài sản nhưng có một điểm khác biệt ở đây là phải dùng ít tiền nhất để có được nó. Mình luôn tối ưu mọi chi phí để có được các tài sản tạo ra dòng tiền thụ động. Mình đã tìm đến các website mà mình hiện nay mọi người hay gọi là blog. Và bắt đầu đi tìm hiểu về từ khóa kiếm tiền online từ trên chính những cái website này. Và đặc biệt làm thế nào để có thể kiếm tiền thụ động được. Dần dần mình cũng có 1 website tài chính đầu tiên là Tiền Của Tôi chấm vn, website số 2, số 3. Cuối cùng thì sau 2 năm cố gắng thì mình cũng bắt đầu với những dòng thu nhập thụ động đầu tiên trên website này thông qua tiếp thị liên kết, quảng cáo hay tư vấn tài chính online. Dần dần thì mình cũng tiếp tục với kênh Youtube, Kênh Podcast cũng y như tư duy xây dựng blog vậy. Và nó cũng trở thành các tài sản mang lại các đồng thu nhập thụ động đều đặn cho mình. Để tạo ra thu nhập thụ động 20 triệu mình đã mất khoảng 5 năm để thực hiện và nó đã rút ngắn khoảng cách cho mục tiêu của mình rất nhiều so với cách 1. Tuy vậy để đảm bảo cho sự ổn định chắc chắn cho các nguồn thu nhập thụ động thì mình luôn đa dạng hóa các nguồn thu bằng cách vẫn trích đều đặn các nguồn thu nhập thụ động từ cách 2 để quay trở lại tích lũy vào các tài sản tài chính như cách 1 và dần dần khi giá trị tài sản lớn hơn mình sẽ chuyển một phần sang các tài sản khác có giá trị lớn như bất động sản. Cách mình làm nó cũng hơi đặc thù và nó cũng đòi hỏi bạn phải tự học rất nhiều về marketing, về kiến thức chuyên môn. Bạn cũng phải có niềm tin và khát khao rất lớn với nó. Chi phí mình đầu tư vào đó nhiều nhất không phải là tiền nhưng nó là thời gian, là chất xám của mình khá nhiều vào đó. Và nếu ai có được những thứ đó sẵn sàng rồi thì khả năng thành công cũng rất cao. Nhưng mình tin rằng ai cũng có thể làm được nếu bạn thực sự muốn làm. Chỉ cần bạn kiên trì đều đặn suy nghĩ về nó, học nó và làm nó mỗi ngày. Mình biết trong thực tế có rất nhiều cách có thể tạo ra thu nhập thụ động đơn giản nhất như trồng một cái cây, nuôi 1 con bò, tạo ra dòng nước để bán, xây dựng hệ thống điện năng để bán hay đơn giản mua những tài sản có giá trị nhỏ hơn để cho thuê như máy móc hay nếu bạn có đất mà gần khu công nghiệp, trường đại học cũng có thể xây dựng những căn nhà trọ để cho thuê hoặc bạn cũng có thể tạo ra một thương hiệu sản phẩm của bạn rồi cho thuê nhượng quyền lại, hoặc đơn giản có nhiều người cũng có thể đầu tư góp vốn bằng cấp của mình ...cũng có thể tạo ra thu nhập thụ động. Mình còn biết có nhiều bạn viết một cuốn sách, tạo một khóa học online hay viết một bài hát hay cũng mang lại thu nhập thụ động rất nhiều cho bạn ấy. Cuối cùng thì mình nghĩ ai cũng có thể tạo ra thu nhập thụ động, chỉ cần bạn tư duy về nó và nếu yêu được nó thì chắc chắn sẽ có nó 🙂 Mình viết bài này không mong để khoe với ai, cũng không mong dạy ai cả. Chỉ mong một chút kinh nghiệm nhỏ này giúp được cho ai đó thực sự cần một hướng đi hoặc đang còn hoài nghi về mục tiêu của mình thì tiếp tục tiến bước để đi tiếp thực hiện ước mơ của mình. #doclaptaichinh;#thunhapthudong;#tichluytaisan;#taisanonline
36
3
62
@trinhconghoa88
Trịnh Công Hoà
14 hours
@nangoc84 giờ chuyển tiền quốc tế qua tiền số ưu việt hơn hẳn hệ thống ngân hàng truyền thống mà
0
0
1
@trinhconghoa88
Trịnh Công Hoà
3 days
Kỉ lục mới của vàng miếng SJC !!! Và những cơn sóng tài sản sắp tới. Được tạo nên bởi: + Những yếu tố bất định: Lạm phát, chích sách tiền tệ, chiến tranh vũ trang, chiến tranh thương mại, thiên tai, dịch bệnh... + Những cứ lật mặt của Trump.
Tweet media one
0
0
3
@trinhconghoa88
Trịnh Công Hoà
24 days
Đây là suy nghĩ của mọi người về Trump !
Tweet media one
0
0
0
@trinhconghoa88
Trịnh Công Hoà
1 month
Tin mừng cho ACE nhà đầu tư tiền số ở Việt Nam. Sắp có sàn giao dịch tiền số hợp pháp ở Việt Nam để giao dịch rồi.
Tweet media one
0
0
5
@trinhconghoa88
Trịnh Công Hoà
2 months
5. Lời giải cho biến động giá khi Staking Coin. Một trong những điều khiến mình trăn trở nhất khi đầu tư tiền số chính là biến động giá coin. Giá trị của hầu hết các đồng tiền số đều lên xuống thất thường, khiến lợi nhuận staking có thể bị xóa sạch nếu thị trường đi xuống. Điều này khiến mình tự hỏi: Làm thế nào để kiếm thu nhập thụ động mà không phải chịu rủi ro từ sự biến động giá? Và rồi mình tìm thấy câu trả lời: Staking stablecoin. Stablecoin, đúng như tên gọi của nó, là các đồng tiền số được neo giá trị vào một tài sản ổn định như USD, EUR, hoặc vàng. Điều này có nghĩa là giá của stablecoin như USDT, USDC, hay BUSD luôn xấp xỉ 1 USD. Không giống như staking các đồng coin PoS, staking stablecoin không phụ thuộc vào sự thành bại của dự án, vì bản thân stablecoin không bị ảnh hưởng bởi biến động giá trị nội tại. Staking stablecoin không chỉ giúp mình kiếm thu nhập thụ động mà còn loại bỏ hoàn toàn nỗi lo về việc tài sản bị giảm giá do biến động thị trường. Đối với một nhà đầu tư tìm kiếm sự ổn định, đây là một lựa chọn lý tưởng.
0
0
2
@trinhconghoa88
Trịnh Công Hoà
2 months
4. Phòng ngừa rủi ro – Những bài học quan trọng Từ những gì mình đã trải qua, đây là những biện pháp phòng ngừa rủi ro mình muốn chia sẻ: 1. Đa dạng hóa danh mục đầu tư: • Không bao giờ đặt hết tài sản vào một đồng coin hay dự án duy nhất. Việc này giảm thiểu rủi ro và giúp mình an toàn hơn trong thị trường biến động. 2. Theo dõi giá thị trường: • Lợi nhuận staking chỉ hiệu quả khi giá trị đồng coin ổn định hoặc tăng trưởng. Vì vậy, mình luôn cập nhật thông tin thị trường để đưa ra quyết định kịp thời. 3. Nghiên cứu dự án kỹ lưỡng: • Trước khi staking, mình luôn tìm hiểu về đội ngũ phát triển, lộ trình dự án, và tính minh bạch của họ. 4. Sử dụng ví an toàn: • Để tránh rủi ro hack, mình sử dụng ví phần cứng hoặc các ví phi tập trung có bảo mật cao. 5. Giữ tính linh hoạt: • Với các dự án mới hoặc mình chưa hiểu rõ, mình ưu tiên staking linh hoạt để có thể rút tài sản bất kỳ lúc nào.
0
0
0
@trinhconghoa88
Trịnh Công Hoà
2 months
3. Những rủi ro cần đối mặt Nhưng không có con đường nào là dễ dàng, và staking cũng không ngoại lệ. Trong quá trình trải nghiệm, mình nhận ra có nhiều rủi ro tiềm ẩn mà nhà đầu tư cần cẩn trọng: 1. Biến động giá: • Giá tiền điện tử có thể biến động mạnh. Lãi suất staking dù cao nhưng nếu giá coin giảm, lợi nhuận vẫn không đủ bù lỗ. 2. Khóa tài sản: • Một số dự án yêu cầu khóa tài sản trong thời gian dài, ví dụ như Ethereum 2.0, khiến mình không thể rút tài sản khi cần thiết. 3. Rủi ro dự án: • Nếu chọn sai dự án, rủi ro mất trắng rất lớn, vì đồng coin có thể mất giá trị hoàn toàn.
0
0
0
@trinhconghoa88
Trịnh Công Hoà
2 months
2. Cơ hội từ staking – Những gì mình nhìn thấy Trong quá trình tìm hiểu, mình nhận ra staking mang lại khá nhiều cơ hội: 1. Nguồn thu nhập thụ động hấp dẫn: • Khi staking Ethereum hoặc Cardano, mình có thể nhận được lãi suất từ 5-7%/năm. Đó là một con số không nhỏ nếu so với lãi suất tiết kiệm truyền thống. 2. Góp phần xây dựng hệ sinh thái: • Tham gia staking không chỉ để nhận phần thưởng mà còn giúp bảo vệ và phát triển các mạng blockchain mà mình tin tưởng. 3. Tăng trưởng kép: • Nếu giá trị đồng coin tăng, lợi nhuận từ staking sẽ nhân đôi: vừa có phần thưởng, vừa hưởng lợi từ sự tăng giá tài sản.
0
0
0
@trinhconghoa88
Trịnh Công Hoà
2 months
1. Staking – “Gửi tiết kiệm” thời blockchain Ban đầu, khái niệm staking nghe thật lạ lẫm. Nhưng khi mình liên hệ nó với tài chính truyền thống, mọi thứ dần trở nên rõ ràng. Staking là việc “khóa” một lượng tiền điện tử trong một mạng blockchain để hỗ trợ xác thực giao dịch và vận hành hệ thống. Đổi lại, bạn sẽ nhận được phần thưởng, thường là chính đồng coin mà bạn đã staking. So sánh với tài chính truyền thống: - Nếu bạn đã quen với việc gửi tiết kiệm hoặc mua trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp để nhận lãi suất, staking có cơ chế tương tự. - Tuy nhiên, lãi suất staking tính bằng USD thường cao hơn đáng kể, từ 5-20%/năm, nhưng đi kèm với nó là sự biến động giá của tiền số, điều mà tài sản truyền thống không gặp phải.
0
0
3
@trinhconghoa88
Trịnh Công Hoà
2 months
Yes
0
0
0
@trinhconghoa88
Trịnh Công Hoà
2 months
@NguyenNgoc1785 Mình thì không tiêu cực nghĩ bitcoin sẽ xoá sổ, nó vẫn chiếm một vị trí trong danh mục tài sản. Nhưng tỷ trọng dành cho no ở mức thấp nhất
0
0
0
@trinhconghoa88
Trịnh Công Hoà
2 months
@vuongnhido Mình vẫn ủng hộ có bitcoin trong danh mục, nhưng cũng không thần thành hoá nó quá
1
0
0
@trinhconghoa88
Trịnh Công Hoà
2 months
@nangoc84 Với quỹ ETF bitcoin thì tăng cũng rất nhanh và giảm cũng nhanh tương ứng. Khi giá bitcoin giảm, mọi người có xu hướng bán quỹ đi, quỹ lại phải bán bitcoin để trả tiền và domino nó giảm theo nhanh không phanh như vậy
1
0
1
@trinhconghoa88
Trịnh Công Hoà
2 months
@HungAlbert6 Nghe bạn nói, mình cảm thấy bạn đang rất tin Bitcoin hay tiền số nói chung. Mình thì chỉ tin lợi nhuận về túi thê nào và rủi ro mát mát là gì thôi :))
2
0
0
@trinhconghoa88
Trịnh Công Hoà
2 months
Cảm ơn bạn đã chia sẻ góc nhìn! Mình đồng ý rằng thế giới thay đổi rất nhanh và Bitcoin cũng là một phần của sự đổi mới đó. Tuy nhiên, những vấn đề như phí giao dịch cao, tốc độ xử lý thấp khi khối lượng lớn và tính pháp lý chưa rõ ràng vẫn là điều cần cân nhắc. Đổi mới là quan trọng, nhưng để trở thành nền tảng tài chính toàn cầu, Bitcoin cần cải thiện khả năng ứng dụng thực tế và giải quyết các vấn đề kỹ thuật trước khi so sánh với hệ thống truyền thống. Mình cũng mong được học hỏi thêm góc nhìn sâu hơn từ bạn!
0
0
0
@trinhconghoa88
Trịnh Công Hoà
2 months
Bitcoin đại diện cho vị thế lãnh đạo tài chính toàn cầu là một quan điểm rất đáng suy ngẫm, nhưng em xin phép được chia sẻ thêm: 1. Bitcoin có thực sự đại diện cho “vị thế lãnh đạo tài chính toàn cầu”? • Đúng là Bitcoin có ưu thế về tính phi tập trung, khan hiếm và không biên giới. Tuy nhiên, vai trò “lãnh đạo tài chính” cần nhiều yếu tố khác như tính ổn định, khả năng ứng dụng rộng rãi và được pháp luật công nhận. • Hiện tại, Bitcoin vẫn biến động mạnh và chưa được hầu hết các quốc gia coi là phương tiện thanh toán hợp pháp. Thậm chí, nhiều nước như Trung Quốc đã cấm hoàn toàn Bitcoin. Liệu một tài sản có tính pháp lý và ứng dụng còn hạn chế như BTC có thể đóng vai trò “dẫn dắt” nền kinh tế toàn cầu được không? 2. Kinh tế số không chỉ xoay quanh Bitcoin • Trong thế giới Internet, ngoài Bitcoin, còn có rất nhiều yếu tố khác thúc đẩy nền kinh tế số như thanh toán kỹ thuật số, công nghệ AI, dữ liệu lớn và blockchain nói chung. • Ví dụ: CBDC (tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương) đang được nhiều quốc gia phát triển để phục vụ nền kinh tế số một cách ổn định và có sự kiểm soát. • Vì vậy, Bitcoin có thể là một phần của nền kinh tế số, nhưng chưa chắc đã là “trung tâm” hay “lãnh đạo tài chính toàn cầu”. 3. So sánh với vàng có thể chưa hoàn toàn chính xác • Vàng có giá trị nội tại nhờ ứng dụng trong công nghiệp, trang sức và y học, đồng thời đã được kiểm chứng qua hàng ngàn năm. • Bitcoin lại là tài sản số, giá trị của nó phụ thuộc hoàn toàn vào niềm tin và sự chấp nhận của cộng đồng. Nếu niềm tin này suy giảm, Bitcoin không có giá trị sử dụng thực tế nào để hỗ trợ nó như vàng. 4. Sự tụt hậu không chỉ phụ thuộc vào #Bitcoin • Lịch sử các quốc gia phát triển hay tụt hậu phần lớn phụ thuộc vào chính sách kinh tế, năng lực quản lý và đổi mới công nghệ, chứ không chỉ vào việc sở hữu một tài sản cụ thể như vàng hay Bitcoin. • Vì vậy, không nắm giữ Bitcoin không có nghĩa là sẽ tụt hậu, quan trọng hơn là chiến lược phát triển bền vững và đa dạng hóa trong tài chính và công nghệ.
0
0
0
@trinhconghoa88
Trịnh Công Hoà
2 months
Biến động giá quá lớn không chỉ là rủi ro mà còn là dấu hiệu của một thị trường chưa chín chắn, không có cơ chế điều chỉnh tự nhiên như vàng
1
0
0